Who can know where the road goes? Who can know where the day flows? Who can know where your love grows? Only time!!!
Tuesday, January 20, 2009
Entry for January 21, 2009
Đúng lúc trời nổi gió thì lại phải ra trường Y. Ngại quá đi thôi. Sao mình có duyên với cái trường ấy thế ko biết, tránh cũng chẳng được. Hơ, thôi cố lên, mai về quê roài
Đã nộp xong nhưng thứ cần nộp, về quê ăn tết, ko cần suy nghĩ gì nữa. Ờ, chặng đường về nhà dài và rét quá nhỉ?
@Pic: Một năm đen bạc nhưng cũng chẳng đỏ tình
Giấc mơ mang tên mình - Thùy Chi
Saturday, January 17, 2009
SLEEP^-^
Hình như khi ngủ ai cũng lương thiện. Khi ngủ thì người tốt hay người xấu cũng thế, cũng vô hại cả. Uhm, nhưng mỗi người ngủ thì vẻ mặt họ cũng khác nhau chứ nhỉ, người có nhiều tâm sự mặt khác, người đang hạnh phúc, người thấy thanh thản mặt lại khác
Những khi người ta vui thì giấc ngủ đến với người ta thật nhẹ nhàng, những cơn mơ thật hạnh phúc, bình yên. Lúc buồn, đi vào giấc ngủ là điều đã khó, những cơn mơ lại làm người ta cảm thấy cuộc sống nặng nề hơn, để nhiều lúc người ta cảm thấy rằng không ngủ có khi còn tốt hơn. Khuôn mặt khi ngủ là khuôn mặt người ta chẳng thể che đậy được. Thấy nhớ những khuôn mặt thân quen, có khuôn mặt mình rất thích nhìn khi người ta ngủ, đã lâu rồi chẳng được thấy nữa.
Bình yên nhất là khi ngắm những em bé ngủ, trông thật ngây thơ, thánh thiện. Ừ thì đôi khi cũng ọ oẹ một tí, tự nhiên mỉm cười, rồi lại tự nhiên nhăn mặt. Nhìn đến là yêu^^.
Bọn mày đang rất ngoan ngoãn, chẳng biết làm gì tao ngồi viết liên thiên vậy.
Cố đi thật nhanh về để... mà ai dè bọn mày đi nhanh quá, mất cả hứng^^ Thế là ko thực hiện được mục tiêu của tao roài, lần thứ 2 để lỡ.
Khi nãy nghe bọn mày nói nhiều, đủ chuyện, thấy động chạm, lại hơi buồn, nản, ko muốn ... mà...
Bao lâu nữa lại có cơ hội thế này nhỉ? Chẳng biết nữa
Ngõ Nghệ Sỹ, chiều 21 tết
Sunday, January 11, 2009
NHỮNG CÂU CHUYỆN CỰC NGẮN
Khi đọc những câu chuyện, ta sống bằng tâm trạng của người khác mà quên đi những cảm nhận của mình, vui với hạnh phúc của người khác, buồn cho những nỗi đau của người khác. Trước đây mình đã post 2 -3 mẩu chuyện nhỏ rồi, giờ muốn chia sẻ hết cho các bạn cả tuyển tập ấy, hi vọng có người sẽ thích.
Các bạn download theo đường link nha:CLICK HERE. Dưới đây chỉ là một số đoạn trích thôi^^
Bức tranh
- Tăng Khắc Hiển -
Đêm. Dưới trời sương. Hai mẹ con nhìn trăng tròn treo trên những ngọn dừa và mái ngói ngủ yên. Người mẹ mơ có một mái ấm. Đứa con ước với được vầng trăng.
Mười năm.
Đứa con đã chạm tới đỉnh cao và nghĩ về tổ ấm.
Người mẹ một mình nhìn trăng qua lỗ hổng mái nhà.
Vầng trăng khuyết đi một nửa...
Gặp lại
- Trần Mai Thu Hương -
Chia tay nhau lần đầu. Khi gặp lại anh trái tim tôi bồi hồi xao xuyến, nhịp đập dồn dập. Hình như anh cũng thế. Cái nhìn vẫn thuộc về nhau. Anh ra về. Tôi mới thấm thía câu thơ “Người đi một nửa hồn tôi mất”.
Tôi và anh quay lại.
Chia tay lần hai. Anh lại tìm đến tôi. Cái nhìn của anh còn da diết hơn xưa. Nhưng trái tim tôi chẳng nói điều gì. Chiều buồn nắng đã nhạt. Lá vàng rụng phân đôi.
Bàn tay
- Võ Thành An -
Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em... mềm mại.
Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em... chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.
Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.
Nó
- Tâm Bình -
Ba mất. Mẹ nó sợ tuổi xuân trôi qua uổng phí, đi bước nữa. Nó về ở với Nội. Nội già. Nó làm tất cả. Nó giống người châu Phi - đen trùi trũi! Có người hỏi: “Mày có buồn không?”. Nó yên lặng nhìn xa xăm!
Một chiều, nó dẫn về một con bé, nhỏ hơn. Nội nhìn nó ngạc nhiên. Nó ngậm ngùi: “Con còn có Nội - nó chẳng còn ai!”.
Bão
- Nga Miên -
Sống miền duyên hải, công việc của anh gắn liền với tàu, với biển, với những chuyến khơi xa. Anh đi suốt, về nhà chẳng được bao ngày đã tiếp tục ra khơi. Mỗi lần anh đi chị lại lo. Radio, ti vi báo bão. Đêm chị ngủ chẳng yên, sợ bão sẽ cuốn anh ra khỏi đời chị.
Cuộc sống khá hơn, anh không đi biển nữa mà kinh doanh trên bờ. Anh đi sớm về trễ, có đêm vắng nhà, bảo vì công việc làm ăn. Nhưng nghe đâu...
Không phải bão, anh vẫn bị cuốn xa dần. Sóng gió, bão trong lòng chị.
Khóc
- Bùi Phương Mai -
Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa.
Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.
Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói :
- Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh.
Đánh đổi
- Song Vũ -
Chị yêu anh vì vẻ lãng mạn và coi thường vật chật. Chị xa anh cũng vì lẽ đó. Nhân chứng của cuộc tình là chiếc xe đạp, nó chở đầy kỷ niệm của một thời yêu nhau.
Mười năm xa cách, anh lao vào cuộc mưu sinh và có một gia sản ít ai bằng.
Tình cờ anh gặp chị tại nhà, nhìn thấy chiếc xe đạp ngày xưa, chị hỏi: “Anh còn giữ nó?” Anh nghẹn ngào: “Anh làm ra những thứ này mong đánh đổi những gì anh có trên chiếc xe đạp ngày xưa”.
Hoa mai
- Nguyễn Thánh Ngã -
Cây mai mang cốt cách người, từ xưa cha ông đã nói vậy. Mai đem thân mình đọ khí tiết xung hàn khắc nghiệt của mùa đông mới bật được những đóa vàng kỳ diệu, giống như người quân tử phải nếm trải trăm cay nghìn đắng, rèn luyện tâm trí, giữ lòng trung hiếu. Nét đẹp ấy chỉ hoa mai mới có. Ngày nay mai được cho vào chậu, chăm bón tối đa, nở theo ý muốn, biết phẩm chất kia có còn lưu dẫn trong tinh thần hoa không? Có còn được coi là một trong tứ quý không?
Tình đầu
- Hứa Vĩnh Lộc -
Về quê, lần nào cũng vậy, hễ chạy qua ngã ba An Lạc là tôi cho xe chạy chậm hẳn lại, mắt nhìn vào ngôi nhà khuất sau vườn lá. Một lần, đứa con trai mười tuổi của tôi hỏi :
- Ba tìm gì vậy?
- Tìm tuổi thơ của ba.
- Chưa tới nhà nội mà?
- Ba tìm thời học sinh.
- Nội nói, lớn ba học ở Sài Gòn mà?
- À, ba tìm người... ba thương.
- Ủa, không phải ba thương mẹ sao?
- Ừ, thì cũng... thương.
- Ba nói nghe lộn xộn quá. Con không biết gì cả.
- Ba cũng không biết.
Chỉ có Hồng Hạ biết. Mà Hạ thì hai mươi năm rồi tôi không gặp.
Chung riêng
- Nga Miên -
Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chung trường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh đòn do hai đứa mải chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên...
Uống chung một ly rượu mừng, chụp chung tấm ảnh... cuối cùng khi anh là chú rể còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta...
Ngày thi trượt
- Đàm thị Nhung -
Giọng bố run run khi báo tin anh trượt đại học. Mẹ thở dài não nuột, em chết lặng trong góc bàn, anh cổ nghẹn đắng giả vờ điềm nhiên đọc báo. Không ai khóc, cũng chẳng ai nói. Im lặng bủa vây tất cả, nhấn chìm mọi suy nghĩ vào hư không.
Em vẫn ngồi, mắt không rời trang sách, đầu óc trống rỗng. Em thấy sợ khi nghe tiếng thở dài của mẹ, sợ cái điềm nhiên của anh, sợ nhìn vào ánh mắt của bố.
Giá như ai đó khóc.
Phấn son
- Nguyễn Hồng Ân -
Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.
Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không...”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.
Đành thôi
- Ngô thị Thu Vân -
Ngày đó, yêu em mà không dám nói. Cứ chiều tan lớp, ngồi đợi em về trong một góc quán cà phê đầu ngõ. Em thôi không học nữa. Tôi quyết định viết thư tỏ tình. Thư viết chưa xong, em theo chồng xa xứ. Lá thư tình viết dở dang tôi còn giữ đến tận bây giờ.
Sáng qua, ngồi trên ghế xử ly hôn, ngỡ ngàng thấy em ôm con ngồi bên dưới, mắt đỏ hoe. Tối về, lục lại trang thư cũ định viết tiếp. Tìm mãi, không có cây bút nào trùng với màu mực cũ...
Nỗi niềm
- Kim Thúy -
Cái điệp khúc ấy má tôi nhắc hoài mỗi khi bà soạn tủ: “Ba con không thích má cho ai quần áo cũ. Ông nói: “Thà mình cho họ một số tiền, anh không thích hương áo em lại đưa cho người khác mặc...”
Giờ, hương xưa còn giữ lại, người xưa đã đi xa... Chiều nay, má đẩy sang tôi mớ quần áo cũ. Tôi chọn một bộ cho chị bán hàng ăn ở vỉa hè, để bao lần phải ngoảnh mặt đi mỗi khi thấp thoáng bóng dáng của mẹ tôi đang tất tả ngược xuôi trên hè phố...
Xót xa
- Thanh Hải -
Tốt nghiệp Đại học Văn hóa – Nghệ thuật – Du lịch, chị Hai ở luôn trên Thành phố làm Phó giám đốc cho một công ty Đầu tư và phát triển Du lịch tại Sài Gòn. Mãi đến hôm nay – dễ chừng gần ba năm – chị Hai mới về. Cả nhà khôn xiết vui mừng. Má lật đật chèo xuồng đến chợ nổi mua đồ về làm bữa cơm thịnh soạn :
- Tội nghiệp chị Hai tụi bay, hồi giờ có được bữa ăn nào đàng hoàng, tử tế đâu?
Đang ăn, chị Hai bỗng giật mình, lấy đũa khều một sợi tóc từ trong đĩa lòng xào ra:
- Ai làm bê bối và cẩu thả thế này? Kiểu này ở nhà hàng họ đã đổ vào thùng nước cơm! Khách du lịch mà biết, chỉ có nước đóng cửa dẹp tiệm! Sạt nghiệp là cái chắc!
Nói xong, chị Hai đứng dậy bỏ ăn, nhanh chân bước lên nhà trên.
Từ nãy giờ, má ngồi đó, im lìm như tượng đá. Thằng Út cầm sợi tóc lên săm soi một lúc rồi la to lên, giọng còn ngọng nghịu :
- Sợi tóc bạc hơn một nửa rồi má ơi!
Trái tim người bác sĩ
- DNYN -
“Bệnh nhân đã tử vong...” Anh bước khỏi ra phòng cấp cứu... báo cho người nhà bệnh nhân.
Đôi vợ chồng trẻ vật vã kêu gào bên xác đứa con gái bé bỏng...
Anh lạnh lùng bước đi...
Những người xung quanh thì thầm: “... có lẽ chứng kiến quá nhiều cảnh chết chóc, chia lìa đau thương như thế này... đã kiến cho trái tim người bác sĩ trở nên chai sạn, mất hết cảm giác đau xót...”
Phía bước chân lạnh lùng kia, có giọt nước mắt đang chảy xuống từ trong tim.
Dì ghẻ
- Nguyễn Thị Kim Anh -
Chị lấy chồng. Chưa kịp có con thì chồng mất. Ba năm sao chị đi bước nữa. Người chồng mới góa vợ, có hai con nhỏ. Yêu chồng, yêu luôn cả con chồng. Chị quyết định không sinh con để lo cho gia đình. Lớn lên, người con trai có vợ. Sau tuần trăng mật anh ta về nhà. Chị vui mừng ra đón. Chưa đến phòng khách, chị nghe tiếng cô con gái :
- Còn xấp vải hoa?
- Cho mẹ.
- Hoài của! Em lấy nốt, nào phải mẹ mình.
Chị càng buốt tim hơn khi người con trai yên lặng.
Nợ tình
- Phạm Vinh Ca -
Ngoài hai bữa cơm ngày, vợ chồng anh chưa sao lo nổi một căn nhà đúng nghĩa. Đám bạn cũ đứng ra vận động, đứa góp công, thằng góp của, dựng cho anh một “mái ấm tình thương”.
Tạm an cư. Anh nỗ lực làm đáp nghĩa. Có dư luận cho là anh “hết xôi rồi việc”...
Anh đột ngột qua đời. Trước lúc di quan, bạn bè đủ mặt, ai nấy đều bùi ngùi khi nghe những dòng di bút.
Cảm tạ bạn bè anh, chị khóc :
Nợ tiền đã trả, nhưng nợ tình vĩnh viễn ảnh mang theo!
Em ác lắm
- Nguyễn thị Ngọc -
Anh lớn hơn tôi mười tuổi, chuyện tình yêu của chúng tôi rất đầm ấm, ngọt ngào và đẹp như bao cặp tình nhân khác. Một hôm tôi nũng nịu đòi anh cho xem những lá thư mà anh và người yêu cũ viết. Một phần sợ mất tôi, một phần chiều tôi vì yêu tôi anh gượng gạo đưa cho tôi xem. Nhưng anh lại dúi dúi cất giữ một lá thư khác. Thấy anh giấu tôi nằn nặc đòi xem cho được. Cầm trên tay tấm hình chị ấy và bức thư tình, sự ích kỷ, lòng ghen tuông, và chút nhỏ nhen của con nít trong tôi nổi lên. Tôi đưa lại cho anh và bảo: “Anh phải đốt cái này cơ”. Rồi anh cũng làm theo ý tôi, anh đau khổ quặng thắt đốt và ngồi nhìn đống tro tàn, lòng đau đớn quay sang nói với tôi: “Em ác lắm”. Còn tôi, nét khoái trá lộ rõ trên gương mặt trẻ con của tôi, tôi thỏa thích lắm vì giờ đây trong anh chỉ có hình bóng của tôi.
Và giờ đây, những ngày tiếp sau đó, tôi mới thấu hiểu sự đau khổ, trăn trở khi đã thật sự mất anh rồi!
Anh Hai
- Nguyễn Hàn Chung -
Căn nhà tranh đổ sập cuốn theo dòng lũ. Tí một tay ôm Tèo một tay bấu vào miệng chum chòng chành. Cái chum bé quá. Cánh tay mỏi nhừ. “Nếu chết cả hai mẹ buồn biết mấy. Thôi em đi, trời cho sống nhớ lo tuổi già cho mẹ”. Nước mắt nước mũi ràn rụa, Tí rướn người bỏ Tèo vào chum. Em còn quờ quạng một lúc nữa đến khi cái chum chỉ còn là một chấm mờ mới chìm sâu vào cơn hung bạo của nước trời.
Tèo không chết nhưng em mất trí, ai hỏi gì cũng chỉ nói: “Anh Hai!”.
Đi thi
- Ngô Thị Thu Vân -
Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út - cấp II, cấp III, tú tài, đại học - Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.
... Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”.
Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!”.
Người cha
- Đ. Dũng -
Hừng đông, bến tất bật thuyền ra khơi. Cũng như những lần rời bến trước, chị ở lại cùng con. Cầm tay anh mà không đưa tiễn.
Anh đi nhanh, bóng vạm vỡ, rắn rỏi...
Đã đủ cả: Lưới, dây, lửa, đèn, dầu, muối...
Thuyền khởi động. Bỗng anh dừng máy, xuống thuyền quay trở lại nhà. Chị hỏi. Anh cười với chị và con.
“Anh quên thuốc?” Nhưng anh mở tủ, lấy bút.
Hôn vợ và con, anh vội vã rời nhà.
Bão số 5. Anh không về nữa. Nhưng sổ liên lạc của con anh đã nhớ ký....
Vợ chồng
- Tuỳ Nghi -
Mỗi lần du lịch, anh vẫn bật cười vì tính nhát gan của chị. Xe qua đèo: sợ. Lên núi cao: sợ. Biển sóng lớn: sợ. Những lúc ấy, anh lại ôm lấy chị, vỗ về :
- Đừng sợ, có anh đây. Em hãy can đảm lên nào!
Công ty phá sản. Từ cương vị gián đốc, anh quay về với hai bàn tay trắng. Anh hốc hác, suy sụp. Chị dịu dàng ôm anh vào lòng, xoa xoa mái tóc :
Đừng tuyệt vọng, anh còn có em mà. Hãy can đảm nhé anh!
Quay lưng, gật đầu
- Hoài Ân -
Ngày ấy, ông bà nội phản đối ba mẹ tôi với lý do của người lớn không ai hiểu được... Ba đã từ bỏ mọi thứ để nhận lấy cái gật đầu của mẹ... Rồi anh chị tôi ra đời...
Chỉ còn một tháng nữa, tôi cất tiếng chào đời. Và cũng với lý do của người lớn, ba quay lưng với mẹ, từ bỏ gia đình. Mẹ cũng gật đầu. Vành nôi tôi chông chênh từ đó...
Hai mươi năm, cuộc sống cứ tiếp diễn... Ba mẹ anh đã phản đối với những lý do của người lớn không ai hiểu được. Hôm qua anh quay lưng và tôi cũng gật đầu. Hạnh phúc?... Khổ đau?...
Giỗ ông
- Bình Nguyên -
Sớm mồ côi. Từ nhỏ anh em nó sống cùng nội trên mảnh đất của người chú. Năm ngoái, sau trận bão lớn ông nó quy tiên. Chú nó lấy lại căn chòi, khuyên “lớn rồi... nên tự lập”.
Anh em dắt díu nhau tha hương.
Trưa. Phụ hồ về “nhà” - (ở dưới gầm cầu). Mệt. Đói. Giở nồi cơm, nhão như cháo. Thằng anh mắng “đồ hư”. Con em mếu máo “em nấu để... giỗ ông”.
Ngẩn người. Chợt nhớ, hôm nay tròn năm, ngày ông mất. Hồi ở quê, thường ngày ông thích cơm nhão. Thế mà...!
Ôm em vào lòng, nó gọi trong nước mắt: Ông ơi!!!
Trang viết và cuộc đời
- T.T.A.H -
Trong những tác phẩm của chị, gia đình có sự mất mát chia lìa thì nhân vật “người chồng” luôn... bị chết trước vợ.
Anh giận, cho rằng chị ám chỉ mình. Chị bảo: “Nếu trang viết là cuộc đời thì em chỉ muốn anh không phải chịu nỗi buồn của người còn lại.”
Vậy mà chị ra đi trước anh. Trơ trọi một mình, anh mới thấm thía nỗi chống chếnh, quạnh hiu của một tâm hồn lẻ bạn.
Giao mùa
- Võ Thành An -
Không có mùa đông, nên mỗi khi gió bấc về trời se se lạnh lại thấy bùi ngùi ở trong lòng.
Hồi hai đứa yêu nhau thường bảo, mùa này là mùa đi chơi. Trời không nắng, chở em trên chiếc xe đạp, em vui lắm. Mới đó mà đã năm năm, tiếng cười em như vẫn còn đâu đó nhưng người thì đã khuất xa.
Mỗi khi trời giao mùa phai nắng, một niềm nhớ không rõ nguyên nhân chợt se sắt nhớ chuyện ngày xưa.
Cay
- Binh Minh -
Người đàn bà vội vã ra đi vào một chiều mưa tầm tã.
Ngày ngày, chỉ còn lại người đàn ông lầm lũi bên xe mì gõ đầu hẻm. Chẳng hiểu vì lý do gì, khách đến ăn ngày một thưa dần, rồi vắng hẳn.
Ngày nọ, có người đàn bà sang trọng tìm về con hẻm xưa. Không ai còn nhận ra bà. Người đàn ông và xe mì gõ không còn ở đó nữa. Người ta bảo kể từ cái dạo vợ bỏ đi, mì ông nấu không còn ngon như trước và quá cay.
Cay nên người ta không thèm ăn của ông nữa...
10/01/2009
Các bạn download theo đường link nha:CLICK HERE. Dưới đây chỉ là một số đoạn trích thôi^^
Bức tranh
- Tăng Khắc Hiển -
Đêm. Dưới trời sương. Hai mẹ con nhìn trăng tròn treo trên những ngọn dừa và mái ngói ngủ yên. Người mẹ mơ có một mái ấm. Đứa con ước với được vầng trăng.
Mười năm.
Đứa con đã chạm tới đỉnh cao và nghĩ về tổ ấm.
Người mẹ một mình nhìn trăng qua lỗ hổng mái nhà.
Vầng trăng khuyết đi một nửa...
Gặp lại
- Trần Mai Thu Hương -
Chia tay nhau lần đầu. Khi gặp lại anh trái tim tôi bồi hồi xao xuyến, nhịp đập dồn dập. Hình như anh cũng thế. Cái nhìn vẫn thuộc về nhau. Anh ra về. Tôi mới thấm thía câu thơ “Người đi một nửa hồn tôi mất”.
Tôi và anh quay lại.
Chia tay lần hai. Anh lại tìm đến tôi. Cái nhìn của anh còn da diết hơn xưa. Nhưng trái tim tôi chẳng nói điều gì. Chiều buồn nắng đã nhạt. Lá vàng rụng phân đôi.
Bàn tay
- Võ Thành An -
Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em... mềm mại.
Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em... chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.
Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.
Nó
- Tâm Bình -
Ba mất. Mẹ nó sợ tuổi xuân trôi qua uổng phí, đi bước nữa. Nó về ở với Nội. Nội già. Nó làm tất cả. Nó giống người châu Phi - đen trùi trũi! Có người hỏi: “Mày có buồn không?”. Nó yên lặng nhìn xa xăm!
Một chiều, nó dẫn về một con bé, nhỏ hơn. Nội nhìn nó ngạc nhiên. Nó ngậm ngùi: “Con còn có Nội - nó chẳng còn ai!”.
Bão
- Nga Miên -
Sống miền duyên hải, công việc của anh gắn liền với tàu, với biển, với những chuyến khơi xa. Anh đi suốt, về nhà chẳng được bao ngày đã tiếp tục ra khơi. Mỗi lần anh đi chị lại lo. Radio, ti vi báo bão. Đêm chị ngủ chẳng yên, sợ bão sẽ cuốn anh ra khỏi đời chị.
Cuộc sống khá hơn, anh không đi biển nữa mà kinh doanh trên bờ. Anh đi sớm về trễ, có đêm vắng nhà, bảo vì công việc làm ăn. Nhưng nghe đâu...
Không phải bão, anh vẫn bị cuốn xa dần. Sóng gió, bão trong lòng chị.
Khóc
- Bùi Phương Mai -
Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa.
Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.
Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói :
- Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh.
Đánh đổi
- Song Vũ -
Chị yêu anh vì vẻ lãng mạn và coi thường vật chật. Chị xa anh cũng vì lẽ đó. Nhân chứng của cuộc tình là chiếc xe đạp, nó chở đầy kỷ niệm của một thời yêu nhau.
Mười năm xa cách, anh lao vào cuộc mưu sinh và có một gia sản ít ai bằng.
Tình cờ anh gặp chị tại nhà, nhìn thấy chiếc xe đạp ngày xưa, chị hỏi: “Anh còn giữ nó?” Anh nghẹn ngào: “Anh làm ra những thứ này mong đánh đổi những gì anh có trên chiếc xe đạp ngày xưa”.
Hoa mai
- Nguyễn Thánh Ngã -
Cây mai mang cốt cách người, từ xưa cha ông đã nói vậy. Mai đem thân mình đọ khí tiết xung hàn khắc nghiệt của mùa đông mới bật được những đóa vàng kỳ diệu, giống như người quân tử phải nếm trải trăm cay nghìn đắng, rèn luyện tâm trí, giữ lòng trung hiếu. Nét đẹp ấy chỉ hoa mai mới có. Ngày nay mai được cho vào chậu, chăm bón tối đa, nở theo ý muốn, biết phẩm chất kia có còn lưu dẫn trong tinh thần hoa không? Có còn được coi là một trong tứ quý không?
Tình đầu
- Hứa Vĩnh Lộc -
Về quê, lần nào cũng vậy, hễ chạy qua ngã ba An Lạc là tôi cho xe chạy chậm hẳn lại, mắt nhìn vào ngôi nhà khuất sau vườn lá. Một lần, đứa con trai mười tuổi của tôi hỏi :
- Ba tìm gì vậy?
- Tìm tuổi thơ của ba.
- Chưa tới nhà nội mà?
- Ba tìm thời học sinh.
- Nội nói, lớn ba học ở Sài Gòn mà?
- À, ba tìm người... ba thương.
- Ủa, không phải ba thương mẹ sao?
- Ừ, thì cũng... thương.
- Ba nói nghe lộn xộn quá. Con không biết gì cả.
- Ba cũng không biết.
Chỉ có Hồng Hạ biết. Mà Hạ thì hai mươi năm rồi tôi không gặp.
Chung riêng
- Nga Miên -
Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chung trường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh đòn do hai đứa mải chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên...
Uống chung một ly rượu mừng, chụp chung tấm ảnh... cuối cùng khi anh là chú rể còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta...
Ngày thi trượt
- Đàm thị Nhung -
Giọng bố run run khi báo tin anh trượt đại học. Mẹ thở dài não nuột, em chết lặng trong góc bàn, anh cổ nghẹn đắng giả vờ điềm nhiên đọc báo. Không ai khóc, cũng chẳng ai nói. Im lặng bủa vây tất cả, nhấn chìm mọi suy nghĩ vào hư không.
Em vẫn ngồi, mắt không rời trang sách, đầu óc trống rỗng. Em thấy sợ khi nghe tiếng thở dài của mẹ, sợ cái điềm nhiên của anh, sợ nhìn vào ánh mắt của bố.
Giá như ai đó khóc.
Phấn son
- Nguyễn Hồng Ân -
Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.
Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không...”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.
Đành thôi
- Ngô thị Thu Vân -
Ngày đó, yêu em mà không dám nói. Cứ chiều tan lớp, ngồi đợi em về trong một góc quán cà phê đầu ngõ. Em thôi không học nữa. Tôi quyết định viết thư tỏ tình. Thư viết chưa xong, em theo chồng xa xứ. Lá thư tình viết dở dang tôi còn giữ đến tận bây giờ.
Sáng qua, ngồi trên ghế xử ly hôn, ngỡ ngàng thấy em ôm con ngồi bên dưới, mắt đỏ hoe. Tối về, lục lại trang thư cũ định viết tiếp. Tìm mãi, không có cây bút nào trùng với màu mực cũ...
Nỗi niềm
- Kim Thúy -
Cái điệp khúc ấy má tôi nhắc hoài mỗi khi bà soạn tủ: “Ba con không thích má cho ai quần áo cũ. Ông nói: “Thà mình cho họ một số tiền, anh không thích hương áo em lại đưa cho người khác mặc...”
Giờ, hương xưa còn giữ lại, người xưa đã đi xa... Chiều nay, má đẩy sang tôi mớ quần áo cũ. Tôi chọn một bộ cho chị bán hàng ăn ở vỉa hè, để bao lần phải ngoảnh mặt đi mỗi khi thấp thoáng bóng dáng của mẹ tôi đang tất tả ngược xuôi trên hè phố...
Xót xa
- Thanh Hải -
Tốt nghiệp Đại học Văn hóa – Nghệ thuật – Du lịch, chị Hai ở luôn trên Thành phố làm Phó giám đốc cho một công ty Đầu tư và phát triển Du lịch tại Sài Gòn. Mãi đến hôm nay – dễ chừng gần ba năm – chị Hai mới về. Cả nhà khôn xiết vui mừng. Má lật đật chèo xuồng đến chợ nổi mua đồ về làm bữa cơm thịnh soạn :
- Tội nghiệp chị Hai tụi bay, hồi giờ có được bữa ăn nào đàng hoàng, tử tế đâu?
Đang ăn, chị Hai bỗng giật mình, lấy đũa khều một sợi tóc từ trong đĩa lòng xào ra:
- Ai làm bê bối và cẩu thả thế này? Kiểu này ở nhà hàng họ đã đổ vào thùng nước cơm! Khách du lịch mà biết, chỉ có nước đóng cửa dẹp tiệm! Sạt nghiệp là cái chắc!
Nói xong, chị Hai đứng dậy bỏ ăn, nhanh chân bước lên nhà trên.
Từ nãy giờ, má ngồi đó, im lìm như tượng đá. Thằng Út cầm sợi tóc lên săm soi một lúc rồi la to lên, giọng còn ngọng nghịu :
- Sợi tóc bạc hơn một nửa rồi má ơi!
Trái tim người bác sĩ
- DNYN -
“Bệnh nhân đã tử vong...” Anh bước khỏi ra phòng cấp cứu... báo cho người nhà bệnh nhân.
Đôi vợ chồng trẻ vật vã kêu gào bên xác đứa con gái bé bỏng...
Anh lạnh lùng bước đi...
Những người xung quanh thì thầm: “... có lẽ chứng kiến quá nhiều cảnh chết chóc, chia lìa đau thương như thế này... đã kiến cho trái tim người bác sĩ trở nên chai sạn, mất hết cảm giác đau xót...”
Phía bước chân lạnh lùng kia, có giọt nước mắt đang chảy xuống từ trong tim.
Dì ghẻ
- Nguyễn Thị Kim Anh -
Chị lấy chồng. Chưa kịp có con thì chồng mất. Ba năm sao chị đi bước nữa. Người chồng mới góa vợ, có hai con nhỏ. Yêu chồng, yêu luôn cả con chồng. Chị quyết định không sinh con để lo cho gia đình. Lớn lên, người con trai có vợ. Sau tuần trăng mật anh ta về nhà. Chị vui mừng ra đón. Chưa đến phòng khách, chị nghe tiếng cô con gái :
- Còn xấp vải hoa?
- Cho mẹ.
- Hoài của! Em lấy nốt, nào phải mẹ mình.
Chị càng buốt tim hơn khi người con trai yên lặng.
Nợ tình
- Phạm Vinh Ca -
Ngoài hai bữa cơm ngày, vợ chồng anh chưa sao lo nổi một căn nhà đúng nghĩa. Đám bạn cũ đứng ra vận động, đứa góp công, thằng góp của, dựng cho anh một “mái ấm tình thương”.
Tạm an cư. Anh nỗ lực làm đáp nghĩa. Có dư luận cho là anh “hết xôi rồi việc”...
Anh đột ngột qua đời. Trước lúc di quan, bạn bè đủ mặt, ai nấy đều bùi ngùi khi nghe những dòng di bút.
Cảm tạ bạn bè anh, chị khóc :
Nợ tiền đã trả, nhưng nợ tình vĩnh viễn ảnh mang theo!
Em ác lắm
- Nguyễn thị Ngọc -
Anh lớn hơn tôi mười tuổi, chuyện tình yêu của chúng tôi rất đầm ấm, ngọt ngào và đẹp như bao cặp tình nhân khác. Một hôm tôi nũng nịu đòi anh cho xem những lá thư mà anh và người yêu cũ viết. Một phần sợ mất tôi, một phần chiều tôi vì yêu tôi anh gượng gạo đưa cho tôi xem. Nhưng anh lại dúi dúi cất giữ một lá thư khác. Thấy anh giấu tôi nằn nặc đòi xem cho được. Cầm trên tay tấm hình chị ấy và bức thư tình, sự ích kỷ, lòng ghen tuông, và chút nhỏ nhen của con nít trong tôi nổi lên. Tôi đưa lại cho anh và bảo: “Anh phải đốt cái này cơ”. Rồi anh cũng làm theo ý tôi, anh đau khổ quặng thắt đốt và ngồi nhìn đống tro tàn, lòng đau đớn quay sang nói với tôi: “Em ác lắm”. Còn tôi, nét khoái trá lộ rõ trên gương mặt trẻ con của tôi, tôi thỏa thích lắm vì giờ đây trong anh chỉ có hình bóng của tôi.
Và giờ đây, những ngày tiếp sau đó, tôi mới thấu hiểu sự đau khổ, trăn trở khi đã thật sự mất anh rồi!
Anh Hai
- Nguyễn Hàn Chung -
Căn nhà tranh đổ sập cuốn theo dòng lũ. Tí một tay ôm Tèo một tay bấu vào miệng chum chòng chành. Cái chum bé quá. Cánh tay mỏi nhừ. “Nếu chết cả hai mẹ buồn biết mấy. Thôi em đi, trời cho sống nhớ lo tuổi già cho mẹ”. Nước mắt nước mũi ràn rụa, Tí rướn người bỏ Tèo vào chum. Em còn quờ quạng một lúc nữa đến khi cái chum chỉ còn là một chấm mờ mới chìm sâu vào cơn hung bạo của nước trời.
Tèo không chết nhưng em mất trí, ai hỏi gì cũng chỉ nói: “Anh Hai!”.
Đi thi
- Ngô Thị Thu Vân -
Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út - cấp II, cấp III, tú tài, đại học - Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.
... Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”.
Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!”.
Người cha
- Đ. Dũng -
Hừng đông, bến tất bật thuyền ra khơi. Cũng như những lần rời bến trước, chị ở lại cùng con. Cầm tay anh mà không đưa tiễn.
Anh đi nhanh, bóng vạm vỡ, rắn rỏi...
Đã đủ cả: Lưới, dây, lửa, đèn, dầu, muối...
Thuyền khởi động. Bỗng anh dừng máy, xuống thuyền quay trở lại nhà. Chị hỏi. Anh cười với chị và con.
“Anh quên thuốc?” Nhưng anh mở tủ, lấy bút.
Hôn vợ và con, anh vội vã rời nhà.
Bão số 5. Anh không về nữa. Nhưng sổ liên lạc của con anh đã nhớ ký....
Vợ chồng
- Tuỳ Nghi -
Mỗi lần du lịch, anh vẫn bật cười vì tính nhát gan của chị. Xe qua đèo: sợ. Lên núi cao: sợ. Biển sóng lớn: sợ. Những lúc ấy, anh lại ôm lấy chị, vỗ về :
- Đừng sợ, có anh đây. Em hãy can đảm lên nào!
Công ty phá sản. Từ cương vị gián đốc, anh quay về với hai bàn tay trắng. Anh hốc hác, suy sụp. Chị dịu dàng ôm anh vào lòng, xoa xoa mái tóc :
Đừng tuyệt vọng, anh còn có em mà. Hãy can đảm nhé anh!
Quay lưng, gật đầu
- Hoài Ân -
Ngày ấy, ông bà nội phản đối ba mẹ tôi với lý do của người lớn không ai hiểu được... Ba đã từ bỏ mọi thứ để nhận lấy cái gật đầu của mẹ... Rồi anh chị tôi ra đời...
Chỉ còn một tháng nữa, tôi cất tiếng chào đời. Và cũng với lý do của người lớn, ba quay lưng với mẹ, từ bỏ gia đình. Mẹ cũng gật đầu. Vành nôi tôi chông chênh từ đó...
Hai mươi năm, cuộc sống cứ tiếp diễn... Ba mẹ anh đã phản đối với những lý do của người lớn không ai hiểu được. Hôm qua anh quay lưng và tôi cũng gật đầu. Hạnh phúc?... Khổ đau?...
Giỗ ông
- Bình Nguyên -
Sớm mồ côi. Từ nhỏ anh em nó sống cùng nội trên mảnh đất của người chú. Năm ngoái, sau trận bão lớn ông nó quy tiên. Chú nó lấy lại căn chòi, khuyên “lớn rồi... nên tự lập”.
Anh em dắt díu nhau tha hương.
Trưa. Phụ hồ về “nhà” - (ở dưới gầm cầu). Mệt. Đói. Giở nồi cơm, nhão như cháo. Thằng anh mắng “đồ hư”. Con em mếu máo “em nấu để... giỗ ông”.
Ngẩn người. Chợt nhớ, hôm nay tròn năm, ngày ông mất. Hồi ở quê, thường ngày ông thích cơm nhão. Thế mà...!
Ôm em vào lòng, nó gọi trong nước mắt: Ông ơi!!!
Trang viết và cuộc đời
- T.T.A.H -
Trong những tác phẩm của chị, gia đình có sự mất mát chia lìa thì nhân vật “người chồng” luôn... bị chết trước vợ.
Anh giận, cho rằng chị ám chỉ mình. Chị bảo: “Nếu trang viết là cuộc đời thì em chỉ muốn anh không phải chịu nỗi buồn của người còn lại.”
Vậy mà chị ra đi trước anh. Trơ trọi một mình, anh mới thấm thía nỗi chống chếnh, quạnh hiu của một tâm hồn lẻ bạn.
Giao mùa
- Võ Thành An -
Không có mùa đông, nên mỗi khi gió bấc về trời se se lạnh lại thấy bùi ngùi ở trong lòng.
Hồi hai đứa yêu nhau thường bảo, mùa này là mùa đi chơi. Trời không nắng, chở em trên chiếc xe đạp, em vui lắm. Mới đó mà đã năm năm, tiếng cười em như vẫn còn đâu đó nhưng người thì đã khuất xa.
Mỗi khi trời giao mùa phai nắng, một niềm nhớ không rõ nguyên nhân chợt se sắt nhớ chuyện ngày xưa.
Cay
- Binh Minh -
Người đàn bà vội vã ra đi vào một chiều mưa tầm tã.
Ngày ngày, chỉ còn lại người đàn ông lầm lũi bên xe mì gõ đầu hẻm. Chẳng hiểu vì lý do gì, khách đến ăn ngày một thưa dần, rồi vắng hẳn.
Ngày nọ, có người đàn bà sang trọng tìm về con hẻm xưa. Không ai còn nhận ra bà. Người đàn ông và xe mì gõ không còn ở đó nữa. Người ta bảo kể từ cái dạo vợ bỏ đi, mì ông nấu không còn ngon như trước và quá cay.
Cay nên người ta không thèm ăn của ông nữa...
10/01/2009
Subscribe to:
Posts (Atom)