Thursday, July 4, 2013

Tìm hiểu về chứng chỉ giảm phát thải (CERs) và hoạt động chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải


Theo các quy định mới về thuế GTGT và thuế TNDN áp dụng từ năm 2012 thì hoạt động chuyển nhượng quyền phát thải hay chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) là một hoạt động mới được Nhà nước khuyến khích áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế, hoạt động này vừa không phải kê khai nộp thuế GTGT vừa được miễn thuế TNDN trong thời gian một năm.
Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT thì các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT bao gồm:
“b) Các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.”
Còn theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế TNDN thì thu nhập được miễn thuế TNDN bao gồm:
“2. Đối với thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thu nhập từ kinh doanh sản phẩm sản xuất thử nghiệm và thu nhập từ sản xuất sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam, kể cả thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs), thời gian miễn thuế tối đa không quá 01 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất sản phẩm theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, sản xuất thử nghiệm hoặc sản xuất theo công nghệ mới, kể từ ngày được cấp chứng chỉ giảm phát thải (CERs).”
Như vậy tại cả hai Nghị định mới nêu trên về thuế GTGT và thuế TNDN đều cùng bổ sung về một thuật ngữ chưa từng được đề cập đến trong các văn bản quy định về thuế GTGT  và thuế TNDN trước đây, đó là hoạt động chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) hay chuyển nhượng quyền phát thải. Vậy quyền phát thải và chứng chỉ giảm phát thải (CERs) là gì? hoạt động chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) hay chuyển nhượng quyền phát thải được thực hiện như thế nào và có liên quan đến những đối tượng doanh nghiệp nào? Đây là một vấn đề tương đối mới trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam nên có thể rất ít người nắm rõ về vấn đề này. Bài viết này xin được làm rõ một số vấn đề xung quanh nội dung trên.
Các hoạt động của con người đã làm cho khí hậu trái đất ngày càng nóng lên dẫn đến nhiều thảm họa thiên nhiên do các khí hiệu ứng nhà kính (CO2, N2O, CH4, HFC, ...). Vì vậy, một nghị định thư được ký kết tại Kyoto vào năm 1997 - gọi là Nghị định thư Kyoto - với các cam kết của 39 nước công nghiệp phát triển về việc giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính, đặc biệt là khí CO2 thông qua việc thiết lập ba cơ chế mềm dẻo: (i) Cơ chế mua bán phát thải - mua bán các chứng chỉ phát thải giữa các nước phát triển; (ii) Cơ chế đồng thực hiện - mua bán các chứng chỉ giảm phát thải thông qua các dự án giảm phát thải thiết lập tại các nước phát triển và (iii) Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism CDM) - mua bán các chứng chỉ giảm phát thải thông qua các dự án phát triển sạch CDM tại các nước đang phát triển. CDM là cơ chế duy nhất có liên quan tới các nước đang phát triển như Việt Nam. Cơ chế này cho phép các nước phát triển đạt được một phần nghĩa vụ của mình thông qua các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển. Theo đó, trong bối cảnh chưa thể giảm lượng khí thải như cam kết, các nước phát triển được phép mua lại chứng chỉ giảm phát thải (CERs) từ các nước đang phát triển như Việt Nam. Như vậy, thay vì phải bỏ ra nhiều chi phí để giảm khí thải, các nước phát triển có quyền mua lại quyền phát khí thải ở các quốc gia còn phát sinh khí thải thấp. Đổi lại, các nước bán được chứng chỉ giảm khí phát thải (CERs) sẽ có nguồn vốn để đầu tư công nghệ sản xuất sạch (CDM), từ đó lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu sẽ giảm.
Lượng khí nhà kính thu được từ mỗi dự án CDM sẽ được đo lường bằng các phương pháp đã được quốc tế thông qua và được thể hiện bằng đơn vị đo lường chuẩn gọi là các CERs - Certified Emission Reductions (1CER = 1 tấn CO2). Nghị định thư Kyoto chính thức có hiệu lực vào ngày 15/02/2005, sau khi Cộng hòa Liên bang Nga ký kết tham gia, các CERs này bắt đầu được mua bán trên thị trường và trở thành một loại hàng hóa.
Như đã đề cập, CDM là cơ chế duy nhất mà Việt Nam có thể tham gia trong chương trình giảm khí thải nhà kính. Khi một dự án CDM đi vào hoạt động, sản phẩm của nó sẽ là các CER và lợi nhuận sẽ thu được từ việc mua bán, trao đổi các CER này. Việc phân chia lợi nhuận được thỏa thuận giữa các bên tham gia (đơn vị đầu tư của nước phát triển, đơn vị đầu tư của Việt Nam và các bên liên quan khác nếu có). Như vậy, thông qua CDM, các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận được sự hỗ trợ của các nước phát triển về vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, nhân lực.
Việc mua bán chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) là một loại hàng hoá đặc biệt đang manh nha phát triển tại Việt Nam trong một vài năm gần đây. Các thương vụ này không chỉ giúp cho việc bảo vệ môi trường được tốt hơn mà còn mang lại lợi nhuận trực tiếp cho các doanh nghiệp. Một số dự án đi tiên phong trong việc sản xuất sạch và chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) tại Việt Nam như: Dự án thu gom và sử dụng khí đồng hành tại mỏ Rạng Đông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (Quỹ BVMTVN) trao Giấy Chứng nhận đăng ký Chứng chỉ giảm khí phát thải (CERs) vào tháng 07/2011. Dự án sẽ sử dụng khí đồng hành từ quá trình khai thác dầu để sản xuất điện, khí hóa lỏng. Chi phí dự án là 73 triệu USD, dự kiến sẽ giảm 6,47 triệu tấn CO2 trong thời gian 10 năm. Nếu tính theo giá thị trường chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) tại châu Âu hiện nay khoảng 24 Euro/1 tấn CO2 thì dự án này mang lại cho các bên tham gia một khoản thu khoảng 202 triệu USD. Một dự án nữa có thể kể đến trong lĩnh vực này là Dự án Nhà máy Sản xuất vật liệu xây dựng từ xỉ lò điện hồ quang tại KCN Phú Mỹ 1 của Công ty TNHH Vật liệu Xanh với sản phẩm gạch không nung từ xỉ thép; nhà máy có công suất 20-40 triệu viên/năm thuộc danh mục dự án được Liên Hợp Quốc xem xét, phê duyệt theo chương trình sản xuất sạch CDM. Theo dự kiến mỗi năm dự án này sẽ giảm được khoảng 7 ngàn tấn CO2, ngoài việc làm tốt việc bảo vệ môi trường, việc chuyển nhượng chứng chỉ giảm khí phát thải (CERs) cũng sẽ đem về một khoản thu khoảng 100.000USD…
Có thể nói, CDM thật sự là một cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có được nguồn hỗ trợ từ các nước phát triển về cả tài chính, công nghệ và nhân lực. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thiết lập một danh sách các ngành có tiềm năng thực hiện CDM như: xử lý tiêu hủy chất thải; trồng và tái tạo rừng; các hoạt động sản xuất phát sinh các khí nhà kính (nuôi heo, sản xuất đồ uống có gas...); tái tạo và cải thiện hiệu quả năng lượng; sản xuất gạch không nung, bê tông nhẹ chưng áp; xây dựng; giao thông vận tải;   Thống kê của Quỹ BVMTVN cũng cho thấy, trong chương trình sản xuất sạch hơn từ trước đến nay, Quỹ này đã thu được gần 31 tỷ đồng tổng số lệ phí bán Chứng chỉ giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.
            Như vậy, có thể nói việc thực hiện chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động chuyển nhượng quyền phát thải là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với chủ trương phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước.
Nguyễn Văn Thắng                                                                 
Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ Người nộp thuế.

Thursday, June 13, 2013

Ngẫu hứng với mùa ngâu

Em trở về sau cuộc chiến tranh
Đành chấp nhận gái quá thì, lỡ lứa
Đường Trường Sơn những năm đạn lửa
Cơn sốt rét rừng theo dọc tuổi thanh xuân.
Tuổi mùa yêu, là tuổi quân nhân
Tình đôi lứa trong tình yêu đất nước
Em trở về dễ gì mà có được
Cái làn da thổn thức trái tim người.
Đồng đội em nơi góc bể chân trời
Có người trở về vết thương nhức nhối
Để đêm đêm, trong căn nhà mỗi tối
Nhìn sao trời từng cặp cứ lung linh.
Em trở về, không phải thương binh
Chỉ vết thương lòng day vào năm tháng
Về kỷ niệm trong âm thầm, dai dẳng
Phương sách nào dịu bớt nỗi lòng đau.
Cứ mỗi mùa xào xạc nắng hoa cau
Nỗi thèm khát ru con nào ai biết
Đêm đăm đắm, trăng trên trời hao khuyết
Tháng bảy về lẩn thẩn với mùa ngâu.
Nguồn TPO

Wednesday, June 12, 2013

Lá thư xuân


Đọc những bức thư của người lính họ Phan, thực sự xúc động. Sự khác biệt thế hệ và thời cuộc không thể ngăn được sự cảm nhận về lý tưởng, tình cảm, ước mơ trong những vần thơ ấy. Cảm ơn một thế hệ các bác, các chú, các cô.
***
 
Lá thư xuân

Từ buổi ấy xa em biền biệt
Thấm thoát thoi đưa mấy độ xuân về
Hỡi em yêu còn ở chốn quê
Chắc ngoài ấy đang tung trời vui cánh én
Viết thư cho em đầu xuân sáu tám
Ngoài quê hương em đang rét run người
Xuân trong này cũng lạnh lắm em ơi
Đừng khóc nữa nhớ anh nhiều em nhé
Nhớ buổi ra đi nhìn nhau lặng lẽ
Giọt lệ sầu thương cho tiếng tiễn đưa
Mà hôm nay đã mấy độ xuân về
Nhớ em lắm
Nhớ quê hương đang bừng nổi dậy
Tàu chiến Mỹ ăn đòn bốc cháy
Giặc nhà trời cũng vùi xác biển đen
Còn trong này anh đứng giữa tiền duyên
Giao thừa đến vui tiếng kèn xung trận”
Đêm hành quân mừng xuân sáu tám
Vắng đào thơm mà ngát nhụy mai vàng
Trên người anh rung cành lá ngụy trang
Theo nhịp bước đoàn quân xuống đường quyết thắng.
Tháng 1/1968

Đón xuân

Bính Ngọ năm nay ăn tết dọc đường
Vui cùng đồng chí khắp bốn phương
Chân cứng đá mềm băng ngàn dặm
Đến xuân sau ăn tết QUÊ HƯƠNG.

2/66

Xuân sang

Bính ngọ hoa xuân nở đầy cành
Dạt dào phơi phới tuổi thanh xuân
Đón xuân chan chứa niềm tin tưởng
THỐNG NHẤT hòa bình. Em với anh!

2/66

Saturday, June 8, 2013

Entry for 09 Jun, 2013

Đừng để người mẹ nào nhắc mình phải nhớ
Hãy yêu thương con gái mình hơn
Vì sau này nó sẽ cô đơn

Thursday, June 6, 2013

Entry for 06 Jun, 2013

"Sự thật vốn không ưa trang trí 
Đời thanh cao quen dáng đơn sơ 
Lịch sử thường đi những lối không ngờ 
Một lều cỏ làm mũi tên chỉ hướng.  "
   <Lều cỏ Lenin - Tố Hữu>

Saturday, June 1, 2013

Cuộc sống liệu có cần một thứ tự ưu tiên

Mải mê theo đuổi một mục tiêu và tạm dẹp những điều còn lại, có những lúc cảm thấy thật mất cân bằng. Nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là ưu tiên cho cái gì và không thể đòi hỏi một sự ưu tiên từ người khác. Khi mình cảm thấy mình chẳng có gì, thì mới thấy sự quan tâm từ người khác thật là quý giá và không được phép quên.

Tuesday, May 28, 2013

Entry for 28 May, 2013

Thật là thảm hoạ. Đau hết cả đầu mà không làm được gì, tốt nhất là về nhà trồng rau +_+

Monday, May 6, 2013

Entry for 06 May, 2013

Lâu lâu cũng phải luyện cho mắt trong em nhỉ? Thời gian trôi như vụt qua nhanh trong chớp mắt, từng ngày từng tháng đi qua, sao có những điều lòng người lại không thể để qua đi?

Tuesday, April 9, 2013

Entry for 10 April, 2013



Dạo này cảm thấy mình già quá, có lẽ do ở thời kỳ quá độ hơi lâu mà vẫn chưa vượt qua được. Thời gian này giờ vàng cũng bị chuyển lung tung, hơi mất ngủ và mệt mỏi. Nhưng những cái cần cố gắng thì mình lại chưa cố gắng đủ, thời gian chẳng còn nhiều, phải nỗ lực thêm nhiều nữa.
Đêm nay mưa buồn quá!

Thursday, April 4, 2013

Entry for 05 April, 2013

Thực sự cảm thấy áp lực khi nghĩ về tương lai

Saturday, March 2, 2013

Entry for 02 Mar, 2013

Dạo này mình bị hơi ám ảnh và không khỏi suy nghĩ về vấn đề đó. Người ngoài cuộc, người nghiên cứu tâm lý, ai cũng có thể nghĩ do đồng bóng. Chỉ có người quyết định mới hiểu cảm giác ấy ra sao và vì sao lại bỏ qua tất cả mà không cảm thấy ân hận. Suy cho cùng thái độ là tất cả, có thể cũng là chữ duyên mà người ta vẫn nói, âu cũng là một cách giải thích. Con người có thể lừa dối bất kỳ ai, nhưng không bao giờ có thể lừa dối mình và cảm nhận của mình. Cuộc sống vẫn xoay vần

Thursday, February 21, 2013

Entry for 21 Feb, 2013

Người còn là mây viễn du