Friday, May 8, 2009

Nhóm cây hoa

Nhân sự kiện đào củ thược dược lên để bảo quản, chuẩn bị cho 4 tháng nữa trồng lại^^
* * *
Cuôc sống của người dân ngày nay đã được nâng cao lên rất nhiều. Hoa đã góp phần làm đẹp cho cuộc sống. Đến mỗi gia đình ta thường thấy lọ hoa, bát hoa lẵng hoa được đặt ở bàn không chỉ vào những ngày lễ tết mà những ngày thường. Trồng hoa đang thực sự mang lại thu nhập cao. Vậy làm thế nào để trồng hoa đạt năng suất cao là vấn đề được nhiều người quan tâm. Xin giới thiệu kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loài hoa để bà con cùng tham khảo.

Hoa lay ơn

Hoa là một trong những món ăn tinh thần lớn nhất đối với con người. Ngày nay cùng với sự phát triển của các mặt hang khác thì hoa cũng là mặt hang được đánh giá cao trên thị trường. Nghề trồng hoa đã được mỡ rộng ở nhiều nơi.

Hoa lay ơn được trồng tập trung ở Đà Lạt, Sa Pa, ở các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.

Một số ho alai ơn được trồng phổ biến là: Hoa lay ơn trắng, lay ơn phấn hồng, lay ơn đỏ, lay ơn vàng.

Nhiệt đô thích hợp nhất để cây hoa lay ơn sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao, chất lượng hoa tốt là từ 20-25 độ C. Độ ẩm thích hợp cho cây phát triển tốt là 65-75%.

Trồng: Đất thích hợp cho cây hoa lay ơn là đất thịt nhẹ. Không nên trồng 2 vụ hoa lay ơn liên tục trên cùng một mảnh đất. Muốn trồng hoa năng suất cao, phẩm chất hoa tốt thì vụ trước đó là cấy lúa. Hoa lay ơn không yêu cầu cường độ ánh sáng cao, cần trồng hoa ở những nơi thoáng, tránh nắng.

Trước khi trồng cần cày bừa kỹ, sạch cỏ dại và tràng dư cây thực vật của vụ trước. Chọn chân đất tốt, chủ động tưới tiêu, dãi nắng thông thoáng để trồng hoa lay ơn.

Bón phân: Bón lót phân chuồng hoai mục, phân lân, phân đạm. Khi trồng tùy vào kích thước củ, tuổi sinh lý củ mà bố trí khoảng cách khác nhau. Thường bề rộng luống là 0,9-1m, rãnh đi lại chăm sóc 0,45cm; cây cách cây 0,15-0,20m. Đánh rạch để trồng, trồng xong phải tưới nước giữ ẩm cho cây. Tùy từng loại đất mà bón phân cho cây.

Tùy từng loại đất mà bón lượng phân khác nhau. Bón thúc bằng phân đạm và phân kali. Cứ 10-12 ngày lại bốn thức một lần. Kết hợp với phân có chứa các nguyên tố vi lượng như: Mn, Cu, Fe, Bo, Zn. Các nguyên tố này rất quan trọng, quyết định đến chất lượng bông hoa khi được bón qua đất nhưng hiệu quả nhất là phu qua lá, các nguyên tố làm tăng chiều dài của bong, đường kính cổ bong, đường kính hoa và màu sắc hoa.

Cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây. Sau khi trồng 7-10 ngày, mầm cây hoa mọc khỏi mặt đất. Sau khi trồng 20-25 ngày, loại bỏ các chồi phụ, chỉ để một mầm/1 củ. Khi cây được 3 lá, vun đợt 1. Cây cao được 0,4-0,5m, vun đợt 2 cần cắm cọc định cây để cây không bị đổ.


Thu hoạch: Tùy theo nhu cầu sử dụng mà thu hoạch ở các độ nở hoa khác nhau.

Sâu bệnh:

- Bệnh khô vằn, bệnh héo vàng: Dùng thuốc Validacin và thuốc Alvil phun phòng trừ bệnh.

- Sâu xám, rầy xanh: Dùng thuốc Ofotox, Trebon 50ND phun diệt trừ.

Hoa phong lan

-Hoa phong lan là loại cây có nhiều màu sắc, hình dạng hoa đẹp, được nhiều người ưa thích. Có một số giống phong lan: Ngọc điệp tai trâu, ngọc điệp đuôi cá, hoàng thảo thủy tiên, hồ điệp, lan hoàng hậu…

-Hoa lan chỉ sinh trưởng, phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ tối thiểu. Khoảng nhiệt độ này khác nhau tùy thuộc vào từng loại lan. Nhiệt độ cao làm tăng sự phát triển dinh dưỡng ở cây lan. Mùa nắng , nên tăng lượng phân bón cho lan để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho gia tăng ấy. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số loài lan. Nhiệt độ thấp quá sẽ làm cho nước trong tế bào của cây đóng băng, phá vở cấu trúc tế bào. Nếu nhiệt độ quá cao thì quá trình quang hợp bị ngừng trệ do nguyên sinh chất tê bào đặc quánh lại vì mất nước, cây ngừng hô hấp và bị chết.

-Ánh sáng rất cần thiết cho sự phát triển của cây. Nhờ có ánh sáng mà cây lan tổng hợp được chất dinh dưỡng, là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của các loài lan.

-Độ ẩm cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài lan. Có 3 loại ẩm độ:

-Ẩm độ của vùng

-Ẩm độ của vườn

-Ẩm độ trong chậu trồng lan

Sự hài hòa của ẩm độ vùng, ẩm độ vườn giúp ta có chế độ sử dụng giá thể trồng,lượng nước tưới và thiết kế giàn che cho hợp lý.

Độ thông thoáng cũng là yếu tố rất cần thiết giúp cây lan sinh trưởng. Nếu vườn lan không được thoáng, đặc biệt khi độ ẩm tăng, diệt độ cũng làm cho lan cũng dễ bị bệnh. Mặt khác, nếu vườn lan quá thông thoáng, gió nhiều làm giảm độ ẩm, lượng nước bốc hơi quá lớn cây cũng dễ bị héo, kém phát triển.

Dinh dưỡng đối với cây lan rất quan trọng, tuy không đòi hỏi số lượng lớn nhưng phải đầy đủ các thành phần dinh dững.

Trồng hoa lan:

- Trồng trong chậu: Phải khử trùng chậu trước khi trồng. Cho đất trống có kích thước lớn hơn vào đáy chậu để đáy chậu được thoáng. Chất trống có kích thước nhỏ nhất trên cùng, nhưng không cho chất trồng đầy mặt chậu mà để cách mép trên khoảng 1-2cm (chất trồng là thang gỗ, cây dương xỉ, rêu biển…).

-Cắm cọc nhỏ vào mép chậu (nếu trồng lan đa thân) hoặc ở giữa (nếu trồng đơn thân), giúp cây đứng vững khi rễ chưa bám vào dưới chậu, nếu không cây sẽ không đứng cững được. Buộc cây lan vào cọc sao cho hướng phát triển của cây lan về sau sẽ quay vào giữa chậu. cần phủ kín gốc lan, giữ độ ẩm cho cây thường xuyên, để chậu lan ở nơi mát mẻ.

- Trồng ghép trên thân cây: Cuộc một miếng xơ dừa vào thân cây nhằm giữ ẩm mà không sợ thối gốc rồi buộc gốc lan trên đó. Gốc lan phải luôn nằm lộ ra ngoài không khí. Rễ lan sẽ ló ra và theo hố ẩm mà mọc bám vào thân cây gỗ, sau khi xơ dừa mục gở bở ra.

-Chăm sóc:

Cây lan con

cây con rất yếu nên ta phải làm giàn che cho lan con, cần chú ý về các yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng…Mái che có thể làm bằng tôn hoặc nilon. Đảm bảo độ ẩm cho cây, tưới nước cho lan con phải cẩn thận. Sau trồng 1-2 ngày, không cần tưới nước ngay vì chất trồng mới ngâm nước nên còn độ ẩm cao, nếu tưới nước ngay thì cây dể bị thối.

Cần chú ý đến môi trường trồng còn ẩm hay đã khô… tưới nước bằng vòi phun sương, tưới 3-4 lần/ngày. Khi lan mới ló ra, bắc đầu bón phân và tăng lượng nước tưới. Lan con thường bị bệnh lở cổ rễ, rệp, vì vậy cần điều chỉnh độ ẩm trong chậu, dùng Malathion để diệt rệp trắng.

-Lan trưởng thành: làm giàn để duy trì bóng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, điều chỉnh cường độ ánh sáng cho phù hợp với nhu cầu cường độ của cây lan. Giàn che có thể sử dụng bất cứ vật liệu gì. Không nên dùng sắt thép vì gỉ sắt rơi xuống sẽ ảnh hưởng đến cây lan. Kinh tế và tiện lợi nhất là sử dụng nẹp tre, che lưới để điều chỉnh được cường độ ánh sáng cho phù hợp với cây lan.

-Tưới nước cho cây vào thời kỳ này sẽ giúp cây sinh trưởng tốt. Thiếu nước, lan sẽ khô héo dần rồi chết nhưng thừa nước sẽ làm cho bộ rễ của cây sẽ ẩm ướt, thiếu oxi, không hấp thụ được chất dinh dưỡng, rễ thối lâu rồi sẽ chết. Nước tưới phải sạch k hông phèn, không mặn, độ pH thích hợp khoãng 5,5-7.

-Bón phân cho lan chủ yếu 3 nguyên tố chính NPK. Tùy theo mục đích sử dụng, loài lan, thời kỳ sinh tưởng của lan mà lượng phân bón khác nhau. Kết hợp thêm các vi lượng như: Cu, Fe, Zn… Trước khi tưới phân, ta nên tưới qua một lượt nước làm cho đất trồng ẩm, dể thẩm, phân không bị trôi đi.

-Sâu bệnh: Một số loại sâu bệnh gây hại chính là:

-Nhện đỏ, rệp vẩy: Dùng thuốc Malathion phun liên tục 1-2 lần/tuần để diệt trừ.

-Bọ trĩ: Dùng Kelthane phun 1 lần/tuần để diệt trừ.

-Bệnh đen thân cây con: Tách cây bị bệnh riêng và dùng thuốc Zineb phun lên

Lên cây để đề phòng trừ bệnh.

-Bệnh đốm lá: Chú ý điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.

-Bệnh thối mềm vi khuẩn: Cắt bỏ phần thối, dùng Streptommycin phun phòng trừ bệnh cho cây.

Hoa Hồng

-Cây hoa hồng thích mọc trên đất tốt đủ mùn, có độ chua ít, độ pH = 6-7. Làm đất kỹ, bón lót vôi, phân chuồng, phân lân trước khi trồng.

-Nhân giống: Gieo hạt, giâm cành, trồng bằng gốc. Trong đó gieo cành là phương pháp đạt hiệu quả nhất.

-Trồng: Chọn cành bánh tẻ, cắt ra từng đoạn, mỗi đoạn có ít nhất 2-3 mắt và cắm xuống đất đã được chuẩn bị trước. Đặt cành giâm mỗi cành cách nhau 20 cm, hàng cách hàng 60 cm, tưới ẩm, che chắn trong thời gian đầu. Khi cành ra lá, rể thì không cần che nữa để cây có ánh sáng phát triển nhanh.

-Làm trẻ hóa cây hoa hồng bằng chách: hàng năm cắt bớt những cành già, có thể cắt toàn bộ cành chỉ để lại vài mắt ở phía dưới, bón phân, phủ gốc và tưới ẩm. Sau đó các mầm non mọc, cành non vương cao và cho hoa đẹp. Khoảng 3-4 năm phải cắt cành một lần vào mùa thu để có hoa nở nhiều và đẹp vào mùa xuân năm sau.

-Sâu bệnh: bệnh nấm ở lá và hoa là chủ yếu.

-Thu hoạch: Ngày nay, thuốc kích thích sinh trưởng hoặc kìm hãm sinh trưởng (ra hoa và kìm ra hoa) đều rất phổ biến. Tuy nhu cầu thị trường mà bà con điều chỉnh thời gian ra hoa và thời gian thu hoạch hợp lý nhất, đáp ứng được thị hiếu người dùng.

Cây hoa cúc

-Là cây thân thảo, nhỏ, sống hàng năm, thân phân nhánh nhiều, mềm, dễ gãy. Có một số loài cúc được trồng nhiều nước ta: Cây cúc vàng (hay kim cúc) cây cúc trắng…Cúc có nguồn gốc từ nhiều nước ôn đới nên thích hợp với khí hậu mát mẻ nhiệt độ trung bình 32-35 độ C, không thấp dưới 100 độ C.

-Đất trồng hoa cúc là đất thịt pha, cao ráo và thoáng nước tốt, độ pH = 6-7, không thích hợp với đất chua. Đất chua, ẩm và dể bị thối rễ, lá vàng, cây còi cọc.

-Trước khi trồng cần làm đất kỹ, xới xáo, diệt cỏ, bón lót bằng phân hữu cơ hoại mục và phân lân. Lên luống và trồng, trồng vào hố với những cây lớn. Nhân giống: gieo hạt ngâm cành ngọn và cắt mầm. Trong đó giâm cành và cắt cành và cắt mầm là phương thức phổ biến và đạt hiệu quả nhất.

-Giâm cành ngọn: Chọn những cây tốt, không bị sâu bệnh, thu hoạch hoa xong ta trồng riêng và chăm sóc để làm giống, chừa gốc cây giống và đốn từ mặt đất lên. Sau một thời gian cành non mọc lên nhiều. Cành cúc cắt vát rồi giâm nơi bến gió, che bóng từ 3-4 ngày cho cành vừa mới giâm.

-Khi cây đã mọc lên, ngắt 2-3 đốt mầm non trên ngọn của thân chính để cây ra nhiều cành, nhánh nhỏ và tạo dáng cho cúc.

-Chăm sóc: Tùy từng giống cúc, đất đai hoặc điều kiện thời tiết mà bón lượng phân thúc khác nhau cho thích hợp. Trước khi bấm ngọn lần 1 bón thúc lần 1. Trước khi bấm ngọn lần thứ 2 khoàng 2-3 ngày, bón phân lần 2. khi cây sắp ra nụ thì bón phân lần cuối, bón nhiều phân hơn so với 2 lần trước để cây nhiều dinh dưỡng, ra hoa đẹp. Kết hợp bón phân là làm cỏ, xới đất, vun gốc.

-Cây lớn xuất hiện nhiều mầm ở nách là và gốc cây. Ta giữ lại một số mầm ở gốc để làm giống còn mầm ở nách thì lại bỏ bớt, để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.

-Điều kiện thời gian nở hoa:

-Muốn hoa nở muộn: khi cây sắp trổ hoa, cây yêu cầu thời gian chiếu sáng ít, nếu thời gian chiếu sáng nhiều kết hợp với ánh sáng nhân tạo thì hoa sẽ nở chậm hơn.

-Muốn hoa nở sớm: Rút ngắn thời gian chiếu sáng bằng cách dùng vảy đen, giấy đen che bớt ánh sáng.

Sâu bệnh: Rệp dùng Regnt 800 WP.

Cây thược dược

-Là cây thảo sống nhiều năm, có củ cây thược dược trồng làm cảnh lấy hoa, hoa nở vào mùa đông, và mùa xuân hàng năm. Có một số dạng thược dược được trồng phổ biến: Thược dược vàng, thược dược trắng, thược dược đỏ, thược dược cánh sen.

-Thược dược ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ không cao quá 30 độ C, độ ẩm thích hợp 60 – 70%. Là cây ưa đất thịt pha nhiều mùn, không chua, cần ẩm nhưng không chiệu được ẩm ướt và ngập nước. Phù hợp đất cao, thoát nước nhanh.

-Đất trồng phải sạch cỏ, xới xáo kỹ, để 15 – 20 ngày, cày đảo lại lần cuối cho đất mịn. Lên xuống, bỏ hốc và bón phân lót phân chuồng, phân lân, tất cả trộn điều với đất rồi lấp hố, sau 1 tuần đem trồng. Tùy từng loại cây thược dược mà khoảng cách giữa các hố và lượng phân bón khác nhau.

-Nhân giống: Bằng củ, bằng ngọn, bằng hạt, trong đó phương pháp nhân giống bằng củ là phương pháp được sử dụng nhiều và đạt hiệu quả nhất.

-Bằng củ: thược dược có rễ chum dạng cũ dự trữ chất dinh dưỡng, trên rễ có nhiều mắt. Khi thu hoạch cũ làm giống ta giữ nguyên cả chùm rễ cũ để dễ bảo quản, khi trồng trách riêng từng cũ và giữ nguyên mắt để từ đó mọc ra cây con để làm giống.

Trồng và chăm sóc: Đem củ giống ra trồng, đặt củ cách nhau 30 – 40 cm, lấp đất lên củ, chừa lại một đoạn nhỏ phần cổ rể phía trên, cần tưới nước giữ ẩm. Sau trồng 15 -16 ngày, mầm ở cổ rễ mọc ra, ta cắt các mầm này đem giâm.

-Cần thường xuyên giữ ẩm. Vun xới, trừ cỏ, bón thúc vào các giai đoạn sinh trưởng của cây. Sau trồng 20 – 25 ngày thì bấm ngọn để cành ra nhiều và hoa nở rộ. Tỉa nụ hoa: Mỗi cây thường có 6 nụ hoa, tỉa bớt nụ để hoa to và đẹp hơn.

-Sâu bệnh:

-Rệp: Dùng thuốc Regent 800 WG để phun.

-Bệnh gỉ sắt, vệt sáng trên lá: Dùng dung dịch Boocdo 1% để phun.

Hoa đồng tiền

-Là cây thảo sống lâu năm, ưa sáng, ưa nắng nhiều, không chiệu bóng, chịu được hạn và chịu được rét. Có 2 dạng hoa đồng tiền: Hoa đồng tiền đơn, hoa đồng tiền kép. Đồng tiền ưa đất thịt pha sét, giàu mùn, thoát nước tốt, độ pH: 6-7. làm đất kỹ, sạch cỏ, lên luống. Bón lót bằng phân chuồng hoai mục và phân lân.

-Nhân giống: Gieo hạt, giâm chồi từ cây mẹ.

-Trồng:

-Gieo hạt: hạt giống thu hoạch từ những cây hoa toa khỏe, không bị sâu bệnh. Gieo sau 12 – 15 ngày cây con mọc, 1 tháng sau đánh cây con ra trồng. Khoảng 3 – 4 tháng tính từ ngày trồng, cây sẽ ra hoa.

-Giâm chồi: chọn những chồi non và khõe, cắt từng chồi, bảo vệ bộ rễ cắt bớt lá rồi đem trồng ngay trên luống đất đã chuẩn bị sẵn.

Bón phân: Bón đầy đủ cân đối NPK kết hợp xới đất, làm cỏ, vun gốc.

Thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa cần bón đủ phân và tưới ẩm cho cây, hoa sẽ mọc nhiều và lâu bền.

(THÙY DƯƠNG)
Nguồn: http://thongtin.caigi.com/viewprint.php?cgi=eFDnxvRHzzLv5qPexF

3 comments:

  1. hic, lần đầu tiên trồng thược dược, để cây khô hẳn mới đào củ, hình như củ cũng có vấn đề mất rồi.
    Too late, I'm sorry :(

    ReplyDelete
  2. Ơ, hay nhỉ :O Trồng DAHLIA xuống đất rồi tưới nước hàng ngày, nếu cần có thể bón thêm ... :)) zui phết :P

    ReplyDelete
  3. Năm nay chưa trồng được thược dược rồi +_+ buồn quá +_+

    ReplyDelete